Có thể các bạn chưa biết rằng, trong dưỡng ẩm sẽ có 2 thuật ngữ nữa đó là “cấp ẩm & khoá ẩm”. Vậy các chị đã biết như thế nào là cấp ẩm và như thế nào là khoá ẩm chưa?
#1. Cấp ẩm “Humectants”.
Thuật ngữ cấp ẩm “Humectants” là muốn nói đến những thành phần mỹ phẩm có khả năng hút ẩm từ môi trường bên ngoài để bổ sung độ ẩm cho bề mặt da cũng như là bên trong làn da như: Glycerin, Hyaluronic Acid, Acid Lactic, Sodium Hyaluronate, Sorbitol, Panthenol, Butylene Glycol và một số loại đường như Glucose, Fructose, mật ong…
Nhưng các thành phần cấp ẩm này sẽ có chung một nhược điểm đó là khi sử dụng vào thời tiết hanh khô và nếu môi trường bên ngoài trở nên thiếu độ ẩm thì những thành phần này sẽ có khuynh hướng hút nước hoặc độ ẩm ngược vào bên trong da để dưỡng ẩm cho bề mặt và bên trong làn da, rồi từ đó gây nên hiện tượng da bị mất nước từ bên trong da.
#2. Khoá ẩm “Occlusives”.
Chính vì nhược điểm của những thành phần cấp ẩm “Humectants” mà trong các sản phẩm dưỡng ẩm người ta thường phải bổ sung vào thêm nhóm thành phần mỹ phẩm có khả năng khoá ẩm bề mặt được gọi là “Occlusives”.
Nhóm thành phần này có khả năng tạo một lớp màng bao bọc bề mặt da giúp ngăn cản sự thất thoát nước và độ ẩm qua da từ đó giúp giữ độ ẩm cho da tốt hơn. Tuy nhiên, Occlusives cũng có nhược điểm riêng của nó, đó là độ “đậm đặc” của nó sẽ làm cho làn da dễ gây bết dính trên mặt và thường gây bít tắc lỗ chân lông và dễ hình thành mụn nếu các chị không có một chế độ chăm sóc da đúng cách. Vì vậy, các chị cần phải dung hòa được sự khóa ẩm và cẩm ẩm một cách điều độ nhất.
#3. Dưỡng ẩm sâu “Emollients”.
Ngoài ra có những thành phần khác ví dụ như Vitamin B3, có thể kích thích sản sinh Ceramide và các axit béo giúp phục hồi làn da và dưỡng ẩm cho da từ bên trong. Những thành phần này các chị sẽ thường thấy trong các sản phẩm serum dưỡng ẩm da.